DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
Với mong muốn hành trình đến Hội An của Quý khách từ lúc bắt...
Với mong muốn hành trình đến Hội An của Quý khách từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc sẽ thật thoải mái và suôn sẻ, Hoi An Town Homestay cung cấp dịch vụ đưa đón, từ sân bay đến Homestay và ngược lại, cũng như di chuyển đến các điểm đến nổi tiếng khác.
Khoảnh khắc Quý khách xuất hiện tại Ga đến Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, xe của chúng tôi đã sẵn sàng để đưa Quý khách về Homestay. Và khi chào tạm biệt, chúng tôi sẽ đồng hành cùng Quý khách trong suốt hành trình từ resort đến cổng làm thủ tục bay để hành trình ra về của Quý khách được suôn sẻ.
Trong suốt kỳ nghỉ của Quý khách, dịch vụ xe bus miễn phí hằng ngày của chúng tôi luôn sẵn sàng đưa Quý khách đi khám phá phố cổ Hội An và biển An Bàng.
Lịch trình của xe bus như sau:
Quý khách vui lòng đăng ký xe bus với bộ phận Lễ tân ít nhất 45 phút trước giờ xe khởi hành tại Hoi An Town. Quý khách vui lòng liên hệ bộ phận Lễ tân để được hướng dẫn và biết thêm thông tin chi tiết.
Chúc Quý khách một kỳ nghỉ dưỡng đáng nhớ tại Hoi An Town Homestay !
Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình...
Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời trong thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, Hội An tp. Hội An Quảng Nam như hiện hay. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng nghề cũng đã có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII – XVII nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa.
Thuyết minh về làng gốm Thanh Hà nổi tiếng đất Hội An (ảnh sưu tầm)
Bản đồ đường đi vị trí làng Gốm Thanh Hà (Ảnh ST)
Bao sóng gió thời gian đã trải qua nơi đây, cũng có những thời kỳ tưởng chừng như nghề gốm nơi đây rơi vào quên lãng, nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề, những nghệ nhân làng nghề vẫn quyết tâm một lần nữa làm sống lại nét đẹp cũng như cái hồn cốt của một làng nghề truyền thống. Ta tự hỏi, làng Thanh Hà giờ sẽ ra sao nếu nghề gốm không còn nữa? Thật khó có câu trả lời, nhưng du khách đến với Hội An giờ không cần lo lắng điều đó nữa. Gốm Thanh Hà đang sống lại và không ngừng chuyển mình mạnh mẽ. Hiện làng nghề đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt từ sau khi đô thị cổ Hội An được công nhận là “di sản văn hóa thế giới”.
Du lịch Làng Thanh Hà đẹp yên bình bên dòng Thu Bồn (ảnh sưu tầm)
Khám phá làng Thanh Hà du khách không chỉ được hoà mình trong không gian làng quê mộc mạc, thanh bình mà còn được tha hồ lựa chọn những món quà lưu niệm cho người thân và bạn bè hay trải nghiệm tự tay làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. Đồ gốm Thanh Hà đặc biệt bởi được làm từ loại đất sét màu nâu, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Cũng chính vì lẽ đó, khi đi dọc phố cổ Hội An bạn sẽ thấy màu chủ đạo là nâu, vàng, đỏ thẫm… Đó là màu đất, màu gỗ và cũng là màu mái ngói được làm từ làng gốm.
Gốm Thanh Hà mang màu nâu đỏ đặc trưng của phù sa sông Thu Bồn (ảnh sưu tầm)
Đến đây, bạn còn được chứng kiến quá trình tạo ra những sản phẩm gốm tuyệt mỹ của các nghệ nhân tài hoa và khéo léo. Qua nhiều công đoạn, các khối đất được tạo hình bằng tay trên bàn xoay. Sau đó, họ mang sản phẩm của mình ra phơi nắng hay hong bếp củi cho mau khô. Cuối cùng, những vật phẩm này được đưa vào lò nung. Một món đồ gốm được làm ra bởi sự công phu và cầu kỳ như thế. Người thợ Thanh Hà không chỉ khéo léo, sáng tạo mà họ còn là người có lòng yêu nghề, yêu quê, nâng niu, chắt chiu và gửi hồn vào từng hòn đất. Mọi người không những được quan sát trực tiếp các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đồ gốm qua bàn tay tài hoa nghệ sĩ của những nghệ nhân trong làng và mà còn có thể sáng tạo riêng cho mình những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân.
Bàn tay tài hoa của người nghệ nhân làng gốm Thanh Hà (ảnh sưu tầm)
Theo những nghệ nhân lâu năm ở Thanh Hà, quy trình để làm ra một sản phẩm đúng chất gốm Thanh Hà đòi hỏi một kỳ công và tâm huyết, cũng như tài hoa bàn tay người thợ để thổi được cái hồn tinh túy nhất vào đất. Từ khâu chọn đất, làm đất cho đến lên khuôn trên bàn vuốt, những đôi bàn tay nhào nặn như đưa cả tâm trí tập trung vào từng vòng quay của chiếc bàn xoay, rồi đến khi ra sản phẩm cuối cùng, còn nhiều công đoạn tinh vi, tỷ mẩn và công phu hơn nữa. Khi sản phẩm đã thành hình lại tiếp tục trải qua nắng rát, mực vẽ hoa văn rồi mới được đưa vào lò nung. Công đoạn nung thì quan trọng nhất là lửa, độ lửa và thời gian đều phải chính xác nếu không sẽ hỏng cả mẻ gốm, bao công sức sẽ trở thành gốm vụn.
Sắc màu rực rỡ của gốm Thanh Hà hiện đại (ảnh sưu tầm)
Khi tham quan làng Thanh Hà, các bạn đừng quên ghé thăm Công viên Đất nung Thanh Hà – công viên gốm lớn nhất tại Việt Nam nữa bạn nhé! Đây được ví như một bảo tàng gốm “có một không hai” trên cả nước với nhiều khu vực chợ, triển lãm, bảo tàng trưng bày các sản phẩm gốm độc đáo. Trong đó đặc biệt nhất có lẽ là khu thế giới thu nhỏ, nơi tái hiện sinh động lại các công trình kiến trúc của Việt Nam và những kỳ quan thế giới bằng gốm.
Công viên gốm lớn nhất Việt Nam – sức hút của làng gốm Thanh Hà (ảnh sưu tầm)
Cùng với sự phát triển du lịch của phố cổ Hội An, những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà Quảng Nam đã được đến gần hơn với du khách mọi miền. Và từ đó, khách du lịch tìm đến làng Thanh Hà để tham quan, mua sắm và chìm đắm trong thế giới đồ gốm ngày một đông. Du khách rời Thanh Hà mà không sắm cho mình một món đồ gốm nhỏ xinh làm quà lưu niệm mang về làm quà cho bạn bè và người thân và bạn bè thì thật là lãng phí chuyến đi.
Sản phẩm gốm Thanh Hà đẹp tinh tế từ mọi góc nhìn (ảnh sưu tầm)
Đến với gốm Thanh Hà, khi ngắm nhìn và cầm trên tay những sản phẩm gốm tinh tế thì du khách mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp và giá trị của mỗi sản phẩm được làm ra như kết tinh cả tinh hoa vùng đất và tâm hồn người làm gốm. Cho đến nay, Thanh Hà vẫn trung thành với phương pháp sản xuất gốm thủ công truyền thống như một cách lưu giữ lại những gì đẹp đẽ và chân thật nhất của những sản phẩm đất nung, nhân thật như đất mà đẹp mê lòng người. Làng gốm Thanh Hà Hội Ankhông đơn thuần là một địa điểm du lịch làng nghề mà còn là một bảo tàng sống, nơi lưu giữ những tư liệu quý giá có một không hai về một nét đẹp truyền thống của Hội An và của cả dân tộc Việt.
Thăm phố Hội An
Nét đẹp phố Hội Nằm bên bờ sông Hoài, đô thị cổ Hội An...
Nét đẹp phố Hội
Nằm bên bờ sông Hoài, đô thị cổ Hội An có hơn 1.000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn. Hội An vì thế trở thành điểm đến được lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và con người. Dạo quanh những con phố nhỏ, du khách không chỉ thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân phố Hội, nhất là khám phá quần thể di tích kiến trúc Hội An độc đáo.
Không khó để nhận ra rằng, những ngôi nhà ở Hội An có nhiều nét tương đồng về kiến trúc và màu sắc. Những ngôi nhà hình ống có chiều ngang hẹp, chiều sâu khá dài, lợp mái ngói âm dương, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, có giếng trời, khoảng sân trang trí cây cảnh, hòn non bộ.
Một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở Hội An là nhà cổ Tấn Ký, đường Nguyễn Thái Học, ngôi nhà cổ đầu tiên được công nhận Di sản cấp Quốc gia, nơi từng đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Ngôi nhà được xây dựng năm 1741, gắn bó với 7 thế hệ gia tộc họ Lê, có kiến trúc kết hợp phong cách của Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Vẫn mang kiến trúc hình ống chung, ngôi nhà đặc biệt vì được xây dựng theo kiểu “chồng rường giã thủ” gồm 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc của ngôi nhà thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ nhiều cổ vật, hoành phi, liễn đối độc đáo. Trong đó, phải kể đến bộ liễn đối Bách Điểu, được giới khảo cổ coi là “độc nhất vô nhị”, được viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim đang bay. Một cổ vật quý giá khác là Chén Khổng Tử. Ngoài ra, tại Hội An, du khách có thể tham quan một số nhà cổ nổi tiếng khác: nhà cổ Quân Thắng, Đức An, hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông.
Chùa Cầu là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua khi đến phố Hội. Còn được gọi là chùa Nhật Bản, nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, ngôi chùa được các thương gia Nhật Bản xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII, theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Chùa Cầu dài 18m, cong cong bằng ván gỗ bắc ngang qua con lạch thông ra sông Hoài, có mái che lợp bằng ngói âm dương. Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán “Lai Viễn Kiều”, nghĩa là bạn phương xa đến. Phía trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt; đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Chơi gì ở Hội An
Có hai thời khắc đẹp nhất trong ngày để ngắm phố cổ Hội An, đó là sáng tinh mơ và khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Buổi sáng, Hội An tĩnh lặng như tờ, đường phố vắng người, yên bình đến kỳ lạ. Phố ở Hội An đẹp thơ mộng bởi những giàn hoa rực sắc màu khoe dáng trước những bức tường rêu phong, như tô vẽ cho Hội An thêm phần bí ẩn, quyến rũ. Dạo phố cổ buổi sáng thường mang đến cho du khách tâm trạng thoải mái, thư thả, đặc biệt khi nhấm nháp ly cà phê sáng ngắm nhìn phố cổ bắt đầu nhộn nhịp sức sống trong ngày mới. Cũng không có gì lạ khi nhiều du khách lựa chọn: Faifo Coffee, The Chef Café, Roastery Coffee – những quán cà phê có tầm nhìn đẹp từ trên cao để thưởng lãm một Hội An trọn vẹn. Dạo chơi ở khu phố cổ Hội An, du khách có thể đi bộ hoặc đạp xe, thuê xích lô, thong thả ghé các điểm khám phá yêu thích.
Khi hoàng hôn buông xuống, phố cổ lại khoác lên mình sắc thái mới bởi những chiếc đèn lồng đủ màu sắc và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày rằm hằng tháng, Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, hoa đăng. Du khách có thể đi dọc con sông Hoài hay ngồi giữa chiếc thuyền nhỏ, chèo ra giữa sông, nhẹ nhàng thả từng chiếc đèn hoa đăng, ngắm nhìn những dãy đèn lồng lung linh đôi bờ và nguyện cầu điều bình an. Sông Hoài khi đó rực sáng, lung linh và hết sức thơ mộng. Dọc bờ sông Hoài là khu chợ đêm với những gánh hàng rong, những cửa hàng đặc sản, du khách có thể tha hồ thưởng thức chè bắp, bánh đập, hến xào, tào phớ… Tại Hội An, du khách có thể thỏa thích thưởng thức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền tại Nhà Biểu diễn Nghệ thuật Cổ truyền (số 66 đường Bạch Đằng), Trung tâm nghệ thuật Xứ Đàng Trong (số 9 đường Nguyễn Thái Học) hoặc khu vực cộng đồng gần bờ sông Hoài với nhiều chương trình, tiết mục đặc sắc như: hô hát bài chòi, các tiết mục dân ca Quảng Nam, dân ca Trung Trung Bộ… được trình diễn như một điểm đến văn hóa thu hút du khách.
Hội An không chỉ mang đến cho du khách không gian hoài niệm mà còn có bề dày văn hóa, lịch sử đất và người Quảng Nam. Đến Hội An, khách sẽ khó lòng quên những chuyện kể về cuộc sống ở những khu phố cổ xưa, lắng sâu trong dấu tích văn hóa./.